Đối với người Giarai, lễ bỏ mả rất quan trọng, được tổ chức sau một thời gian dài mai táng, đánh dấu hết thời kì tang chế, nhằm tiễn đưa vong linh người chết đi tới "làng ma", thế giới của ông bà xưa, ở vùng tối về phía Tâu. Lời cúng biểu hiện sự tiếc thương và vỗ về để người chết yên lòng, chấp nhận sự vĩnh biệt gia đình và cộng đồng như một định mệnh. Trước kia lễ bỏ mả thường diễn ra 5-7 ngày đêm, nay thường chỉ 2-3 ngày đêm.
Ngôi nhà mới được dựng lên, là trung tâm của lễ hội. Đó là một công trình nghệ thuật tổng hợp của công đồng, bao gồm điêu khắc, hội họa, trang trí. Trong lễ hội có hiens dinh trâu bò, âm nhạc cồng chiêng, các vũ điệu tập thể, trò diễn hóa trang; có tiệc rượu cần và những bữa ăn cộng cảm tâm linh, với các món ăn truyền thống, hiếm thấy trong sinh hoạt thường ngày. Những người dự lễ hội tìm thấy tình cảm ấm cúng và sức mạnh cộng đồng từ cội rễ. Sau đó, ngôi nhà mồ và các tượng gỗ mới làm bị bỏ hoang, nghĩa vụ của tang gia với người quá cố cũng chấm dứt