Hà Nội ba mươi sáu phố phường- Một biểu tượng của nét truyền thống độc đáo trong kiến trúc đô thị ở Hà Nội mà bất cứ du khách nào trong chuyến du lịch Hà Nội của mình không thể không nhắc đến.
Tác phẩm Hà Nội băm mươi sáu phố phường của Thạch Lam
Những con phố đặc biệt.
Chẳng ngẫu nhiên mà 36 Phố Phường Hà Nội đi vào thơ ca, nó phải có sức hút gì đó đối với nhiều tác giả. Nhà thơ Dương Quảng Hàm đã từng viết:
Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Bài, hàng Khay,
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.
Ba mươi sáu phố phường xưa đấy, những con phố "giăng như mắc cửi", là nơi buôn bán giao thương, tiểu thủ công nghiệp tạo nên những con phố nghề đặc trưng.
Hàng Thiếc
Ngày nay, nhiều con phố vẫn giữ nguyên được mặt hàng buôn bán đơn cử như phố Hàng Thiếc vẫn bán các sản phẩm chuyên về inox, sắt tây, nhôm, phố Thuốc Bắc vẫn bán thuốc Bắc, phố Hàng Bạc vẫn còn rất nhiều cửa hàng buôn bán trang sức bằng Bạc...
Phố Hàng Mã
Nổi bật nhất vẫn là con phố Hàng Mã buôn bán hàng mã, đây là con phố đông đúc nhất nhì phố cổ, đặc biệt gần vào những ngày lễ như rằm trung thu, giáng sinh, tết... lượng người đến đây tăng đột biến.
Di tích lịch sử lâu đời.
Ngoài có những con phố với tên hàng đặc biêt, khi đi du lịch Hà Nội 1 ngày vòng quanh phố Cổ Hà Nội, du khách nên đến thăm quan các di tích lịch sử còn được gìn giữ và bảo tồn cho đến ngày nay.
Ô quan chưởng
Ô quan chưởng được xây dựng vào năm 1749. đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ.
Nhà Cổ 87 Mã Mây.
Nhà cổ Mã Mây là một trong số ít ngôi nhà còn sót lại mang đậm nếp sống, nét sinh hoạt truyền thống của người Hà Nội xưa cuối thế kỷ XIX. Năm 2004, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch ký quyết định công nhận nhà cổ Mã Mây là Di sản cấp Quốc gia.
Ngoài tìm hiểu về nếp sống truyền thống, đặc trưng trong kiến trúc thì du khách còn được tham gia các buổi biểu diễn các loại hình văn hóa dân gian đặc trưng của người Hà Nội xưa tại đây.
Đền Bạch Mã
Mang dấu ấn đặc trưng của phong cách kiến trúc thế kỷ XIX thời Nguyễn, gắn liền với câu truyện dời đô của vua Lý Thải Tổ, là một trong "Thăng Long tứ trấn", đền Bạch Mã đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1986.
Đền được xây theo hình chữ “tam”, bên ngoài là phương đình tám mái, có một tam bảo và có hơn 13 hoành phi, văn bia nói về thần Long Đỗ và Bạch Mã.
Nằm ngay giữa con phố Hàng Buồm, đền Bạch Mã là điểm đến thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước
Chợ Đồng Xuân
Chợ Đồng Xuân là một trong những chợ lớn nhất của Hà Nội, được xây dựng từ thời nhà Nguyễn nhưng mãi đến năm 1890 chính quyền Pháp mới bắt đầu xây dựng chợ Đồng Xuân, tạo thành năm vòm cửa và năm nhà cầu dài 52m, cao 19m. Mặt tiền theo kiến trúc Pháp, gồm năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn.
Kiến trúc bên ngoài vẫn được giữ lại, bên trong thì xây lên tầng 2 và tầng 3. Giờ đây chợ Đồng Xuân là chợ đầu mối chủ yếu dành cho bán buôn.